19/8/12

Bài học số 5.



Mở đầu : Ở bài số 5 ta sẽ đi qua một lệnh mới của autocad đó chính là lệnh vẽ đường tròn Circle
- Kí hiệu tắt của lệnh này là kí tự ( C ).

-         6 cách vẽ đường tròn :
    1.      Vẽ đường tròn có tâm và bán kính cho trước

-         Để vẽ đường tròn này sau khi ta kích hoạt lệnh (C) ta phải chỉ rõ vị trí của tâm đường tròn , và độ lớn của bán kính.

-         Ví dụ 1: Vẽ đường tròn tâm bất kì và có bán kính là 50 như hình



-         Cách vẽ:

1.      C       enter ( nhấp phải chuột)
2.      Nhấp một điểm (dùng chuột trái) trên màn hình làm tâm (đề bài tâm là bất kì)
3.      50      enter (nhấp chuột phải)
4.      Enter để thoát lệnh ( Nhấp chuột phải)
-         Sau 4 bước như trên ta sẽ có đường tròn tâm bất kì bán kính 50 các bạn dễ dàng kiểm tra bằng cách chọn vào đường tròn và nhìn vao tab properties (bài số 4).


2.   Vẽ đường tròn có tâm và đường kính cho trước

-         Để vẽ đường tròn này sau khi ta kích hoạt lệnh (C) ta phải chuyển sang chế độ vẽ đường kính (mặt định là vẽ bán kính nên ở trường hợp 1 ta không có bước này)  vị trí của tâm đường tròn , và độ lớn của đường kính.

-         Ví dụ 2: Vẽ đường tròn tâm bất kì và có đường kính là 100 như hình.
      Cách vẽ:
1.      C       enter ( nhấp phải chuột)
2.      Nhấp một điểm (dùng chuột trái) trên màn hình làm tâm (đề bài tâm là bất kì)
3.      D       enter
4.      100    enter (nhấp chuột phải)
5.      Enter để thoát lệnh ( Nhấp chuột phải)
-         Sau 5 bước như trên ta sẽ có đường tròn tâm bất kì đường kính 50 các bạn dễ dàng kiểm tra bằng cách chọn vào đường tròn và nhìn vao tab properties (bài số 4).

*     Nhận xét:  Ta nhận thấy nếu vẽ theo đường kính ta sẽ hơn phương pháp vẽ bán kính một bước. Tuy nhiên trong trường hợp ta biết đường kính thì ta nên vẽ theo phương pháp này


3.      Vẽ đường tròn đi qua 3 điểm cho trứơc.

-         Để vẽ đường tròn này sau khi ta kích hoạt lệnh (C) ta phải chuyển sang chế độ vẽ qua 3 điểm (3P) sau đó lần lược chọn 3 vị trí mà đường tròn sẽ đi qua

-         Ví dụ 3: Vẽ đường tròn đi qua 3 đỉnh của tam giác như hình.
Gỉa sử ta có 1 tam giác như hình vẽ ta sẽ vẽ đường tròn lần lượt đi qua 3 đỉnh của tam giác này.

-         Cách vẽ:
1.      C       enter ( nhấp chuột phải)
2.      3P     enter ( nhấp chuột phải)
3.      Lần lượt dùng chuột trái chọn 3 đỉnh của tam giác
4.      Enter để thoát lệnh
-         Sau 4 bước như trên ta sẽ có đường tròn đi qua 3 điểm như hình



5.      Vẽ đường tròn đi qua 2 điểm cho trứơc.

-         Để vẽ đường tròn này sau khi ta kích hoạt lệnh (C) ta phải chuyển sang chế độ vẽ qua 2 điểm (2P) sau đó lần lược chọn 2 vị trí mà đường tròn sẽ đi qua. Đường tròn sẽ nhận 2 điểm này là đường kính.

-         Ví dụ 4: Vẽ đường tròn đi qua hai điểm A và  B của đoạn  thẳng AB như hình.


Cách vẽ:
1.      C       enter ( nhấp chuột phải)
2.      2P     enter ( nhấp chuột phải)
3.      Lần lượt dùng chuột trái chọn điểm A và B của đường thẳng
4.      Enter để thoát lệnh
-         Sau 4 bước như trên ta sẽ có đường tròn đi qua 2 điểm như hình



5.      Vẽ đường tròn tiếp xúc với hai đường thẳng và có bán kính cho trước

-         Để vẽ đường tròn này sau khi ta kích hoạt lệnh (C) ta phải chuyển sang chế độ vẽ  Tan,Tan, Radius  (ttr) sau đó lần lược chọn 2 vị trí tiếp xúc trên hai đường thẳng, kế tiếp nhập bán kính r.

-         Ví dụ 5: Vẽ đường tròn có bán kính 10 và tiếp xúc với các cạnh tam giác như hình



Cách vẽ:
-         Gỉa sử ta vẽ đường tròn tại đỉnh A (các đỉnh khác tương tự)
1.      C       enter ( nhấp chuột phải)
2.      ttr     enter ( nhấp chuột phải)
3.      Lần lượt dùng chuột trái chọn 1 điểm trên AB , 1 điểm trên AC, kế tiếp nhập 10 enter (nhấp chuột phải)
-         Sau 3 bước như trên ta sẽ có đường tròn tiếp xúc với AB và AC và có bán kính là 10 như hình.
-         Làm tương tự cho các đỉnh còn lại



6.      Vẽ đường tròn tiếp xúc với 3 cạnh cho trước

-         Để vẽ đường tròn này khác với 5 cách đầu tiên trên thanh công cụ ta chon Draw/Circle/tan,tan,tan
-         Ví dụ 6: Vẽ đường tròn tiếp xúc 3 cạnh tam giác như hình




Ghi chú : Để vẽ bài này ta mặt định tam giác là sẵn có, hoặc có thể dùng lệnh line để vẽ một tam giác bất kì.


-         Cách vẽ:
1.      Vào thanh công cụ chọn vào tab  Draw/Circle/tan,tan,tan
2.      Lần lượt chọn 3 cạnh của tam giác ta sẽ được kết quả như hình





+ Lệnh vẽ hình chữ nhật Rectang (rec)

-         6 cách vẽ hình chữ nhật, tuy nhiên trong giới hạn 2D tôi chỉ giới thiệu 4 cách vẽ hai cách vẽ còn lại sẽ giới thiệu với các ban trong phần 3D :

1.      Vẽ hình chữ nhật thường

-         Để vẽ hình chữ nhật này sau khi ta kích hoạt lệnh (rec) ta phải chỉ rõ vị trí của điểm đầu tiên và vị trí của điểm thứ 2 so với điểm đầu ( tọa độ tương đối)

-         Ví dụ 1: Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 100 và chiều rông là 50 như hình

 Cách vẽ:   Để vẽ bài này tôi chọn điểm A là điểm đầu tiên và điểm thứ 2 là điểm C ( Vậy điểm C sẽ có tọa độ so với A là (100,50),  )

1.      Rec   enter (Nhấp phải chuột).
2.      Dùng chuột trái nhấp 1 điểm bất kì trên màn hình làm điểm A (Vẽ hình chử nhật bất kì)
3.      Nhập tọa độ điểm C:  @100,50   enter ( Nhấp chuột phải)
-         Sau khi hoàn thành bước thứ 3 ta sẽ có hình chữ nhật theo yêu cầu đề bài



2.      Vẽ hình chữ nhật có bo tròn tại 4 đỉnh

-         Để vẽ hình chữ nhật này sau khi ta kích hoạt lệnh (rec) ta phải kích hoạt chế độ bo tròn fillet bằng phím tắt (f) kế tiếp nhập bán kính r cần bo, sau đó vẽ như vẽ hình chữ nhật thông thường.

-         Ví dụ 2: Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 100 và chiều rông là 50 và có góc bo r là 10 như hình.

 Cách vẽ:   Để vẽ bài này tôi chọn điểm A là điểm đầu tiên và điểm thứ 2 là điểm C ( Vậy điểm C sẽ có tọa độ so với A là (100,50),)

1.      Rec   enter (Nhấp phải chuột).
2.      F       enter (Nhấp chuột phải)
3.      10     enter (Nhấp chuột phải)
4.      Dùng chuột trái nhấp 1 điểm bất kì trên màn hình làm điểm A
5.      Nhập tọa độ điểm C:  @100,50   enter ( Nhấp chuột phải)

-         Sau khi hoàn thành bước thứ 5 ta sẽ có hình chữ nhật theo yêu cầu đề bài




Chú ý: Sau khi vẽ xong hình chữ nhật có bo tròn tại 4 đỉnh thì giờ đây ta không còn vẽ được hình chữ nhật thường nữa vì ta đã thiết lập chế độ vẽ bo tròn với bán kính bằng 10 tại ví dụ 2. Vì vậy để vẽ lại được hình chữ nhật ta phải thiết lập lại bán kính bằng 0.



Ví dụ 3: Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 70 chiều cao 40 như hình bên dưới .


Cách vẽ: Đầu tiên ta tắt chế độ vẽ bo tròn (fillet). Sau đó vẽ như ví dụ 1
1.      Rec    enter (Nhấp chuột phải)
2.      F        enter (Nhấp chuột phải) [ kích hoạt chế độ vẽ cung tròn]
3.      0        enter (Nhấp chuột phải) [ Thiết lập bán kính cho trở về 0]
4.      Dung chuột trái nhấp 1 điểm bất kì trên màn hình làm điểm A
5.      @70,40  enter (Nhấp chuột phải) [Đây chính là tọa độ điểm C so với A]

-         Sau khi hoàn thành bước 5 ta sẽ có hình chữ nhật theo yêu cầu đề bài.



3.      Vẽ hình chữ nhật có vát mép tại 4 đỉnh

-         Để vẽ hình chữ nhật này sau khi ta kích hoạt lệnh (rec) ta phải kích hoạt chế độ vát mép bằng phím tắt (C) kế tiếp ta nhập góc vát, sau đó vẽ như vẽ hình chữ nhật thông thường.

-         Ví dụ 4: Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 100 và chiều rông là 50 và có góc vát như hình.

Cách vẽ:   Để vẽ bài này tôi chọn điểm A là điểm đầu tiên và điểm thứ 2 là điểm C ( Vậy điểm C sẽ có tọa độ so với A là (100,50) )

1.      Rec   enter (Nhấp phải chuột).
2.      C       enter (Nhấp chuột phải)
3.      10     enter (Nhấp chuột phải)
4.      10     enter (Nhấp chuột phải)
5.      Dùng chuột trái nhấp 1 điểm bất kì trên màn hình làm điểm A
6.      @100,50   enter ( Nhấp chuột phải) [tọa độ điểm C]

-         Sau khi hoàn thành bước thứ 6 ta sẽ có hình chữ nhật theo yêu cầu đề bài




-         Ví dụ 5: Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 100 và chiều rông là 50 và có góc vát như hình.




Cách vẽ:   Để vẽ bài này tôi chọn điểm A là điểm đầu tiên và điểm thứ 2 là điểm C ( Vậy điểm C sẽ có tọa độ so với A là (100,50) )
1.      Rec   enter (Nhấp phải chuột).
2.      C       enter (Nhấp chuột phải)
3.      10     enter (Nhấp chuột phải)
4.      5       enter (Nhấp chuột phải)
5.      Dùng chuột trái nhấp 1 điểm bất kì trên màn hình làm điểm A
6.      @100,50   enter ( Nhấp chuột phải) [tọa độ điểm C]

-         Sau khi hoàn thành bước thứ 6 ta sẽ có hình chữ nhật theo yêu cầu đề bài

Chú ý:  Nếu vẽ với góc vát khác nhau thì các đỉnh liền kề la so le nhau (quan sát chổ khoanh tròn đỏ)




4.      Vẽ hình chữ nhật có chiều rộng cạnh

-         Để vẽ hình chữ nhật này sau khi ta kích hoạt lệnh (rec) ta phải kích hoạt chế độ vẽ chiều rộng bằng phím tắt (w) kế tiếp ta nhập độ rộng, sau đó vẽ như vẽ hình chữ nhật thông thường.

-         Ví dụ 6: Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 100 và chiều rông là 50 và có độ rộng bằng 5 như hình.



Chú ý: Trước khi làm bài tập này ta phải thiết lẫp lại chế độ vẽ góc vát ở ví dụ5.








Cách vẽ:   Để vẽ bài này tôi chọn điểm A là điểm đầu tiên và điểm thứ 2 là điểm C ( Vậy điểm C sẽ có tọa độ so với A là (100,50) )

1.      Rec    enter (Nhấp phải chuột).
2.      C        enter (Nhấp chuột phải) [Kích hoạt chế độ chamfer]
3.      0        enter (Nhấp chuột phải)
4.      0        enter (Nhấp chuột phải)
5.      W       enter (Nhấp chuột phải) [Kích hoạt chế độ độ rộng]
6.      5         enter (Nhấp chuột phải)
7.      Dùng chuột trái nhấp 1 điểm bất kì trên màn hình làm điểm A
8.      @100,50   enter ( Nhấp chuột phải) [tọa độ điểm C]

-         Sau khi hoàn thành bước thứ 8 ta sẽ có hình chữ nhật theo yêu cầu đề bài 



Chú ý: Bổ xung phần truy bắt điểm Osnap ở bài 4
-        Trên đường tròn tồn tại hai loại truy bắt điểm sau
-        Quadrant có 4 vị trí và kí hiệu như hình vẽ
-        Center có 1 vị trí ở giữa tâm có kí hiệu và vị trí như hình


 -         Truy bắt điểm tangent dùng để vẽ tiếp xúc với đường tròn, cung tròn

Ví dụ: Giả sử ta có 1 đường tròn có bán kính bất kì, từ 1 điểm A bất kì bên ngoài đường tròn vẽ 1 đường thẳng tiếp xúc với đường tròn như hình.






-         Cách vẽ :  Dùng lệnh Circle (C) vẽ đường tròn có bán kính bất kì .
-         Dùng lệnh Osnap (os)  clear tất cả chỉ check chọn vào ô tangent như hình



-         Sau đó apply ok
-         Kế tiếp quan sát dưới đáy màn hình xem biểu tượng Osnap đuợc kích hoạt chưa     ( Chữ osnap dưới đáy màn hình phải thụt xuống) . Nếu chưa phải nhấn F3 để kích hoạt chế độ này.

1.      L    enter [ kích hoạt lệnh line]
2.      Dùng chuột trái nhấp 1 điểm bất kì bên ngoài đường tròn làm điểm A
3.      Đưa chuột rà bên ngoài đường tròn khi nào biểu tượng tangent màu vàng xuất hiện thì click chọn .
-         Sau bước 3 ta sẽ hoàn thành bài tập này



Chú ý:
*     Từ sau bài học này ta đã làm quen hầu như tất cả các loại truy bắt điểm thường xuyên sử dụng, cho nên ở phần Osnap các bạn chọn hết các loại truy bắt điểm này sau đó Apply , Ok và kích hoat chế độ truy bắt điểm (chữ Osnap dưới đáy màn hình thụt xuống)

*     Mục đích của việc chọn này nhằm nhanh chóng truy bắt các điểm cần thiết trong lúc vẽ vì ta đã nhận ra được các loại truy bắt điểm này

*     Trong quá trình truy bắt nếu sợ bị nhiễu ta có thể gõ ba kí tự đầu của truy bắt điểm cần truy bắt

Ví dụ:  Giả sử từ hình 1 xuất phát từ điểm C của đoạn thẳng CD ta vẽ một đoạn thẳng  CE bất kì như hình 2(điểm C và điểm giữa AB là rất gần nhau) ta sẽ gặp phải trường hợp sau . Sau khi kích hoạt lệnh line ta sẽ bắt điểm C tuy nhiên khi đưa chuột vào vùng này điểm endpoint tại điểm C không hiện lên mà điểm Midpoint tại giữa AB cứ hiện lên như hình(do ta đã chọn tất cả các loại truy bắt điểm tại bẳng Osnap).Đây chính là tình trạng nhiễu truy bắt điểm mà tôi đã đề cập ở bài số 4.Trong trường hợp này ta sẽ có cách sử lý như sau

1.      Bật Osnap tắt hết truy bắt điểm chỉ chừa lại truy bắt điểm endpoint
2.      Gõ 3 kí tự đầu của truy bắt điểm endpoint (end) sau khi kích hoạt lệnh line sau đó ta sẽ dễ dàng bắt được điểm C mà không sợ điểm Midpoint này quấy nhiễu.

-         Thông thường tôi sẽ chọn cách 2 vì sẽ không phải chọn lại Osnap như  cách 1
-         Nếu điểm C và điểm giũa của đoạn AB xa nhau thì ta sẽ dễ dàng chọn đuợc điêm C mà sẽ không sợ bị nhiễu truy bắt điểm đây cũng chính là lý do tôi khuyên các bạn chọn hết các loại truy bắt điểm trước


















+ Lệnh vẽ đa giác đều Polygon (pol)
-         3 cách vẽ đa giác đều,
-         Đa giác đều nội tiếp đường tròn
-         Đa giác đều ngoại tiếp đường tròn
-         Đa giác đều vẽ theo cạnh

1.      Đa giác đều nội tiếp đường tròn

Ví dụ 1: Vẽ lục giác nội tiếp đường tròn có bán kính R50như hình ( Đường tròn R50 là có trước )




Cách vẽ:
1.      Pol    enter
2.      6       enter  [nhập số cạnh]
3.      Dùng chuột trái chọn tâm đường tròn mà đa giác nội tiếp
4.      I        enter  [ đa giác nội tiếp đường tròn]
5.      @0,50  enter [ Tọa độ đỉnh của bán kính 50]
-         Sau khi hoàn thành bước 5 ta sẽ có được lục giác đều nội tiếp đường tròn có bán kính là 50.(H1)
-         Chú ý:
-         Nếu ở bước 5 ta chỉ nhập 50 enter thì kết quả sẻ như hình số 2

2.      Đa giác đều ngoại tiếp đường tròn

Ví dụ 2: Vẽ lục giác ngoại tiếp đường tròn có bán kính R50như hình( Đường tròn R50 là có trước)







Cách vẽ:
1.      Pol    enter
2.      6       enter  [nhập số cạnh]
3.      Dùng chuột trái chọn tâm đường tròn mà đa giác ngoại tiếp
4.      C        enter  [ đa giác ngoại tiếp đường tròn]
5.      @50,0  enter [ Tọa độ đỉnh của bán kính 50]
-         Sau khi hoàn thành bước 5 ta sẽ có được lục giác đều ngoại tiếp 
đường tròn có bán kính là 50.(H1)
-         Chú ý:
-         Nếu ở bước 5 ta chỉ nhập 50 enter thì kết quả sẻ như hình số 2

Bài tập:
  giải thích vì sao ở bước 5 của ví dụ 1 và ví dụ 2 hai lục giác đều  ở hình số 1 đều có vị trí đứng là như nhau  nhưng cách nhập tọa độ
lại khác nhau
Gợi ý: khi kết thúc bước số 4 hãy quan sát vị trí chuột trên lục giác sẽ dễ dàng nhận ra.


3.      Đa giác đều vẽ theo cạnh

Ví dụ 3 : Vẽ tam giác đều (ABC) có chiều dài cạnh là 100 như hình (H1)


Cách vẽ:
1.      Pol    enter
2.      3       enter  [nhập số cạnh]
3.      E      enter  [ chuyển sang chế độ vẽ theo cạnh]
4.      Dùng chuột trái chọn một điêm trên màn hình làm điểm A
5.      @100,0  enter [ Tọa độ điểm B]
-         Sau khi hoàn thành bước 5 ta sẽ có được tam giác đều như hình (H1).
-         Ví dụ 4 : Vẽ tam giác đều (ABC) có chiều dài cạnh là 100 như hình (H2)
Cách vẽ:
Từ buớc 1 đến bước 4 là như ví dụ 3
Buớc 5 ta thay đổi như sau: @100<30  enter [ tọa độ cực]


+ Lệnh vẽ ELLIPSE (EL)
-         3 cách vẽ ellipse,
-         Vẽ ellipse theo chiều dài trục lớn và nữa khoảng cách truc nhỏ
-         Vẽ ellipse xuất phát từ tâm và nữa khoảng cách trục nhỏ
-         Vẽ cung ellipse

1.      Vẽ ellipse theo chiều dài trục lớn

Ví dụ 1: Vẽ ellipse có chiều dài trục lớn là 100 và trục nhỏ là 50 như hình

Cách vẽ:
1.      el    enter
2.      Dùng chuột trái chọn một điểm bất kì trên màn hình làm điểm A
3.      @100,0  enter [Tọa độ điểm B]
4.      25    enter [ Nữa khoảng cách trục nhỏ]

-         Sau khi hoàn thành bước 4 ta sẽ có hình ellipse thỏa yêu cầu ví dụ 1.
-         Ví dụ 2: Vẽ ellipse có chiều dài trục lớn là 100,trục nhỏ 50 và hợp với phương ox một góc 30 độ như hình

 Cách vẽ:
1.      el    enter
2.      Dùng chuột trái chọn một điểm bất kì trên màn hình làm điểm A
3.      @100<30 [Tọa độ cực]
4.      25    enter [ Nữa khoảng cách trục nhỏ]
-         Sau khi hoàn thành bước 4 ta sẽ có hình ellipse thỏa yêu cầu ví dụ 2.
-         Vẽ ellipse xuất phát từ tâm

Ví dụ 3: Vẽ ellipse có chiều dài trục lớn là 100 và trục nhỏ là 50 như hình




Cách vẽ:
1.      el    enter
2.      c     enter [chuyển sang chế độ vẽ từ tâm]
3.      Dùng chuột trái chọn một điểm bất kì trên màn hình làm tâm
4.      @50,0  enter [Tọa độ điểm B]
5.      25    enter [ Nữa khoảng cách trục nhỏ]
-         Sau khi hoàn thành bước 5 ta sẽ có hình ellipse thỏa yêu cầu ví dụ 3

-         Vẽ cung ellipse

-         Lưu ý:  Để vẽ cung ellipse ta nên vẽ ellipse xuất phát từ tâm

Ví dụ 4: Vẽ cung ellipse 90 độ có chiều dài trục lớn là 100 và trục nhỏ là 50 như hình
Cách vẽ:
1.      el    enter
2.      a     enter [ chuyển sang chế độ vẽ cung]
3.      c     enter [chuyển sang chế độ vẽ từ tâm]
4.      Dùng chuột trái chọn một điểm bất kì trên màn hình làm tâm O
5.      @50,0 enter [Tọa độ điểm B]
6.      25    enter [ Nữa khoảng cách trục nhỏ]
7.      0     enter [ góc xuất phát (hợp với trục Ox) ]
8.      90   enter [ góc cuối cùng ]
-         Sau khi hoàn thành bước 8 ta sẽ có cung ellipse thỏa yêu cầu ví dụ 4

Ví dụ 5: Vẽ cung ellipse có trục lớn là 100 và trục nhỏ là 50 như hình

Cách vẽ:
1.      el    enter
2.      a     enter [ chuyển sang chế độ vẽ cung]
3.      c     enter [chuyển sang chế độ vẽ từ tâm]
4.      Dùng chuột trái chọn một điểm bất kì trên màn hình làm tâm O
5.      @50,0  enter [Tọa độ điểm B]
6.      25    enter [ Nữa khoảng cách trục nhỏ]
7.      30    enter [ góc xuất phát (hợp với trục Ox) ]
8.      90   enter [ góc cuối cùng ]
-         Sau khi hoàn thành bước 8 ta sẽ có cung ellipse thỏa yêu cầu ví dụ 5

+  Lệnh polyline (pl)
Lệnh Polyline (hay Pline ) vẽ đa tuyến, có nhiều chức năng hơn lệnh Line. Đặc điểm của Pline:
- Có thể thay đổi chiều rộng nét vẽ của từng phân đoạn
- Các phân đoạn của Pline tạo thành 1 đối tượng duy nhất
- Là kết hợp của Line và Arc
Ví dụ: vẽ bài tập sau:

Cách vẽ:
1.      F8   enter [kích hoạt chế độ orthor vẽ đường thẳng]
2.      PL   enter [kích hoạt lệnh pline]
3.      Nhấp 1 điểm bất kì trên màn hình làm điểm A
4.      100 enter [kéo sang phải (điểm B)]
5.      A  enter [Chuyển sang chế độ vẽ cung tròn ]
6.      A  enter [Vẽ cung tròn theo chế độ vẽ góc]
7.      180  enter [Xoay một góc 180 độ nữa đường tròn]
8.      @0,50  enter [tọa độ điểm C(Điểm cuối của cung tròn]
9.      L enter [chuyển sang chế độ vẽ đường thẳng]
10.  40  enter [ kéo qua trái(Điểm D)]
11.  20  enter [kéo lên (Điểm E)]
12.  20 enter  [kéo qua trái(Điểm F)]
13. 20  enter  [kéo xuống dưới(Điểm G)]
14.  40  enter [kéo qua trái(Điểm H)]
15.  C  enter [đóng đa tuyến lại (close)]
Kết thúc bước 15 ta sẽ được kết quả như hình trên .

Ví dụ 2: vẽ bài tập sau:









Cách vẽ:
1.      F8   enter [kích hoạt chế độ orthor vẽ đường thẳng]
2.      PL   enter [kích hoạt lệnh pline]
3.      Nhấp 1 điểm bất kì trên màn hình làm điểm A
4.      100 enter [kéo sang phải (điểm B)]
5.      A  enter [Chuyển sang chế độ vẽ cung tròn ]
6.      A  enter [Vẽ cung tròn theo chế độ vẽ góc]
7.      180  enter [Xoay một góc 180 độ nữa đường tròn]
8.      @0,50  enter [tọa độ điểm C(Điểm cuối của cung tròn]
9.      L enter [chuyển sang chế độ vẽ đường thẳng]
10.  100  enter [ kéo qua trái(Điểm D)]
11. 15  enter [kéo xuống  dưới (điểm E)]
12.  A  enter [Chuyển sang chế độ vẽ cung tròn ]
13. A  enter [Vẽ cung tròn theo chế độ vẽ góc]
14. -180  enter [Xoay một góc -180 độ nữa đường tròn(ngược chiều kim đồng hồ)]
15. @0,-30  enter [tọa độ điểm F(Điểm cuối của cung tròn]
16. L  enter [Chuyển sang chế độ vẽ đoạn thẳng]
17.  C  enter [đóng đa tuyến lại (close)]
Kết thúc bước 17 ta sẽ được kết quả như hình trên .




2.Vẽ nét vẽ có chiều rộng

Ví dụ3: vẽ bài tập sau: với chiều rộng nét vẽ là 5



 Cách vẽ:
1.      F8   enter [kích hoạt chế độ orthor vẽ đường thẳng]
2.      PL  enter  [kích hoạt lệnh pline]
3.      Nhấp 1 điểm bất kì trên màn hình làm điểm A
4.      W enter   [kích hoạt chế độ vẽ nét vẽ có bề rộng
5.      5  enter    [chiều rộng đầu nét vẽ ]
6.      5  enter    [ chiều rộng cuối nét vẽ]
7.      100 enter [kéo sang phải (điểm B)]
8.      A  enter [Chuyển sang chế độ vẽ cung tròn ]
9.      A  enter [Vẽ cung tròn theo chế độ vẽ góc]
10. 180  enter [Xoay một góc 180 độ nữa đường tròn]
11. @0,50  enter [tọa độ điểm C(Điểm cuối của cung tròn]
12. L enter [chuyển sang chế độ vẽ đường thẳng]
13.  40  enter [ kéo qua trái(Điểm D)]
14.  20  enter [kéo lên (Điểm E)]
15.  20 enter  [kéo qua trái(Điểm F)]
16. 20  enter  [kéo xuống dưới(Điểm G)]
17.  40  enter [kéo qua trái(Điểm H)]
18.  C  enter [đóng đa tuyến lại (close)]
Kết thúc bước 18 ta sẽ được kết quả như hình trên .





Ví dụ4: vẽ mũi tên sau:






Cách vẽ:
1.      F8   enter [kích hoạt chế độ orthor vẽ đường thẳng]
2.      PL  enter  [kích hoạt lệnh pline]
3.      Nhấp 1 điểm bất kì trên màn hình làm điểm A
4.      W enter   [kích hoạt chế độ vẽ nét vẽ có bề rộng
5.      0  enter    [chiều rộng đầu nét vẽ ]
6.      0  enter    [ chiều rộng cuối nét vẽ]
7.      100 enter [kéo sang phải (điểm B)]
8.      W  enter  [kích hoạt chế độ vẽ nét vẽ có bề rộng]
9.      5  enter    [chiều rộng đầu nét vẽ]
10.  0  enter    [ chiều rộng cuối nét vẽ]
11. 10  enter  [ kéo sang phải điểm C]
Kết thúc bước 11 ta sẽ được kết quả như hình trên .
Chú ý: Bước 5 và 6 là nhằm thiết lập lại bề rộng nét vẽ tại ví dụ 3.


Ví dụ 5: vẽ mũi tên sau:






Cách vẽ:
1.      PL  enter  [kích hoạt lệnh pline]
2.      Nhấp 1 điểm bất kì trên màn hình làm điểm A
3.      W enter   [kích hoạt chế độ vẽ nét vẽ có bề rộng
4.      0  enter    [chiều rộng đầu nét vẽ ]
5.      0  enter    [ chiều rộng cuối nét vẽ]
6.      A enter    [kích hoạt chế độ vẽ cung tròn]
7.      A enter    [kích hoạt chế độ vẽ góc]
8.      270 enter [xoay một góc 270 độ]
9.      @-20,20 enter  [tọa độ điểm B]
10. L  enter   [chuyển sang chế độ vẽ đường thẳng]
11. W  enter  [kích hoạt chế độ vẽ nét vẽ có bề rộng]
12. 5  enter    [chiều rộng đầu nét vẽ]
13.  0  enter   [ chiều rộng cuối nét vẽ]
14. 10  enter  [ kéo xuống dưới điểm C]
15. Enter để thoát lệnh

Kết thúc bước 15 ta sẽ được kết quả như hình trên .

Chú ý: Bước 4 và 5 là nhằm thiết lập lại bề rộng nét vẽ tại ví dụ 4.



+Lệnh Ray :
Lệnh Ray dùng để tạo đường dựng hình (Construction Line hay CL). Ray được giới hạn một đầu còn đầu kia vô tận, không bị ảnh hưởng bởi giới hạn vẽ (Limits), khi Zoom.
+ Các bước thực hiện:
1.      Ray  enter [Kích hoạt lệnh ray]
2.      Dùng chuột trái chọn điểm bắt đầu của tia
3.      Dùng chuột trái chọn điểm thứ 2 [hướng của tia]
4.      Enter  [ kết thúc lệnh]

+ Lệnh Xline(xl):
Lệnh Xline, tương tự như lệnh Ray, cũng được dùng để tạo đường dựng hình nhưng Xline là đường thẳng không có điểm đầu và điểm cuối. Nếu bị cắt một đầu, Xline sẽ trở thành Ray, nếu cắt cả hai đầu, Xline sẽ trở thành Line.

+ Có 6 cách vẽ Xline:

-         Vẽ xline đi qua 2 điểm
Ví dụ 1:  vẽ xline qua 2 điểm bất kì trên màn hình.

Cách vẽ:
1.      XL  enter [kích hoạt lệnh xline]
2.      Dùng chuột trái chọn điểm thứ nhất xline đi qua
3.      Dùng chuột trái chọn điểm thứ 2 xline đi qua.
4.      Enter  [kết thúc lệnh]
Kết thúc bước số 2 ta sẽ có đường xline thỏa mản nhu cầu đề bài.

-         Vẽ xline song song với Ox và đi qua một điểm.

Ví dụ 2: vẽ xline song song với Ox và đi qua một điểm bất kì trên màn hình

Cách vẽ:
1.      XL enter [kích hoạt lệnh xline]
2.      H  enter [kích hoạt chế độ vẽ song song với Ox]
3.      Dùng chuột trái chọn một điểm bất kì trên màn hình [điểm mà đường xline đi qua]
4.      Enter [thoát lệnh]
Kết thúc bước số 4 ta sẽ có đường xline thỏa mãn yêu cầu đề bài.

-         Vẽ xline song song với Oy và đi qua một điểm.

Ví dụ 3: vẽ xline song song với Oy và đi qua một điểm bất kì trên màn hình

Cách vẽ:
1.      XL enter [kích hoạt lệnh xline]
2.      V   enter [kích hoạt chế độ vẽ song song với Ox]
3.      Dùng chuột trái chọn một điểm bất kì trên màn hình [điểm mà đường xline đi qua]
4.      Enter [thoát lệnh]
Kết thúc bước số 4 ta sẽ có đường xline thỏa mãn yêu cầu đề bài.

-         Vẽ xline hợp với Ox một góc và đi qua một điểm.

Ví dụ4: vẽ xline hợp với Ox một góc 30 độ và đi qua một điểm bất kì trên màn hình

Cách vẽ:
1.      XL enter [kích hoạt lệnh xline]
2.      A   enter [kích hoạt chế độ vẽ góc]
3.      30  enter [nhập góc hợp với Ox]
4.      Dùng chuột trái chọn một điểm bất kì trên màn hình [điểm mà đường xline đi qua]
5.      Enter [thoát lệnh]
Kết thúc bước số 5 ta sẽ có đường xline thỏa mãn yêu cầu đề bài.

-         tạo Xline trùng với đường phân giác được xác định bởi ba điểm: điểm thứ nhất: xác định đỉnh của góc; điểm thứ hai và thứ ba: xác định giá trị góc.

Ví dụ5: vẽ xline trùng với đường phân giác của góc AOB như hình.



















Cách vẽ:
1.      XL enter [kích hoạt lệnh xline]
2.      B  enter [kích hoạt chế độ vẽ Bisect]
3.      Dùng chuột trái chọn điểm O [ điểm mà đường xline đi qua]
4.      Dùng chuột trái chọn điểm A
5.      Dùng chuột trái chọn điểm B
6.      Enter [thoát lệnh]
Kết thúc bước số 6 ta sẽ có đường xline thỏa mãn yêu cầu đề bài.

-         Vẽ xline song song với một đường có sẵn.

Ví dụ6: vẽ xline song song với AB và cách AB một khoảng như hình 








Cách vẽ:
1.      XL enter [kích hoạt lệnh xline]
2.      O   enter [kích hoạt chế độ vẽ song song]
3.      15  enter [nhập khoảng cách offset]
4.      Dùng chuột trái chọn một điểm bất kì trên đoạn AB.
5.      Dùng chuột trái chọn một điểm phái trên AB
6.      Enter [thoát lệnh]
Kết thúc bước số 6 ta sẽ có đường xline thỏa mãn yêu cầu đề bài.


+ Vẽ cung tròn lệnh Arc (a).


+ Có 10 cách vẽ cung tròn.



-         Cung tròn đi qua 3 điểm



Ví dụ 1:  làm bài tập sau (trong bài này ta sẽ ôn lại lệnh rectangle)













Cách vẽ:



1.      Rec  enter [kích hoạt lệnh rectangle]

2.      Dùng chuột trái chọn một điểm bất kì trên màn hình làm điểm A

3.      @100,100 enter [ tọa độ điểm C]

4.      L  enter [kích hoạt lệnh line (vẽ hai EF và GH đi qua trung điểm của của các cạnh)]

5.      Dùng chuột trái chọn điểm giữa đoạn AB [ dùng truy bắt điểm midpoint]
6.      Dùng chuột trái chọn điểm giữa đoan CD [dùng truy bắt điểm midpoint]
7.      Enter  [ thoát lệnh line]
8.      Enter  [lập lại lệnh lỉne]
9.      Dùng chuột trái chọn điểm giữa đoạn BC [ dùng truy bắt điểm midpoint]
10. Dùng chuột trái chọn điểm giữa đoan AD [dùng truy bắt điểm midpoint]
11. Enter  [thoát lệnh line]
12. A enter [ kích hoạt lệnh arc]
13. Dùng chuột trái chọn điểm A [điểm đầu của cung AOB]
14. Dùng chuột trái chọn điểm O [điểm thứ 2 của cung AOB]
15. Dùng chuột trái chọn điểm B [điểm thứ 3 của cung AOB]
16. Enter [lặp lại lệnh arc]
17. Dùng chuột trái chọn điểm B [điểm đầu của cung BOC]
18. Dùng chuột trái chọn điểm O [điểm thứ 2 của cung BOC]
19. Dùng chuột trái chọn điểm C [điểm thứ 3 của cung BOC]
20. Enter [lặp lại lệnh arc]
21. Dùng chuột trái chọn điểm C [điểm đầu của cung COD]
22. Dùng chuột trái chọn điểm O [điểm thứ 2 của cung COD]
23. Dùng chuột trái chọn điểm D[điểm thứ 3 của cung COD]
24. Enter [lặp lại lệnh arc]
25. Dùng chuột trái chọn điểm D [điểm đầu của cung DOA]
26. Dùng chuột trái chọn điểm O [điểm thứ 2 của cung DOA]
27. Dùng chuột trái chọn điểm A [điểm thứ 3 của cung DOA]
Kết thúc bước 27 ta sẽ có kết quả thỏa yêu cầu ví dụ 1


-         Vẽ cung tròn theo điểm đầu, tâm, điểm cuối (start,center,end)
-         Chú ý: khi vẽ cung tròn theo cách này ta vẽ theo ngược chiều kim đồng hồ.

Ví dụ 2: Vẽ cung AOB và cung BOC như hình.




Cách vẽ:  Trong bài này ta mặt định hình vuông ABCD và hai đường EF và GH là có sẵn ở ví dụ 1.( từ bước 1 đến buớc 11).

1.      A enter [ kích hoạt lệnh Arc]
2.      Dùng chuột trái chọn điểm B [điểm đầu của cung(vẽ ngược chiều kim đồng hồ)]
3.      C enter [ kích họat chế độ vẽ từ tâm]
4.      Dùng chuột trái chọn điểm H [Tâm cung tròn]
5.      Dùng chuột trái chọn điểm A [điểm cuối của cung]
6.      Enter [ lặp lại lệnh arc]
7.      Dùng chuột trái chọn điểm C [điểm đầu của cung(vẽ ngược chiều kim đồng hồ)]
8.      C enter [ kích họat chế độ vẽ từ tâm]
9.      Dùng chuột trái chọn điểm F [Tâm cung tròn]
10. Dùng chuột trái chọn điểmB [điểm cuối của cung]
Kết thúc bước 10 ta sẽ có kết quả thỏa yêu cầu ví dụ 2


-         Vẽ cung tròn theo điểm đầu, tâm, góc ở tâm (start,center,angle)

Ví dụ 3: Vẽ cung AOB và cung BOC như hình.





Cách vẽ:  Trong bài này ta mặt định hình vuông ABCD và hai đường EF và GH là có sẵn ở ví dụ 1.( từ bước 1 đến buớc 11).

1.      A enter [ kích hoạt lệnh Arc]
2.      Dùng chuột trái chọn điểm A [điểm đầu của cung]
3.      C enter [ kích họat chế độ vẽ từ tâm]
4.      Dùng chuột trái chọn điểm H [Tâm cung tròn]
5.      A enter [ kích hoạt chế độ vẽ theo góc]
6.      -180 enter [nhập góc xoay âm (do xoay ngược chiều kim đồng hồ)]
7.      Enter [ lặp lại lệnh arc]
8.      Dùng chuột trái chọn điểm B [điểm đầu của cung]
9.      C enter [ kích họat chế độ vẽ từ tâm]
10. Dùng chuột trái chọn điểm F [Tâm cung tròn]
11. A enter [ kích hoạt chế độ vẽ theo góc]
12. -180 enter [nhập góc xoay âm (do xoay ngược chiều kim đồng hồ)]
Kết thúc bước 12 ta sẽ có kết quả thỏa yêu cầu ví dụ 3

-         Vẽ cung tròn theo điểm đầu, tâm, chiều dài dây cung (start,center,length)
-         Chú ý: khi vẽ cung tròn theo cách này ta vẽ theo ngược chiều kim đồng hồ.


Ví dụ 4: Vẽ cung AOB và cung BOC như hình.




Cách vẽ:  Trong bài này ta mặt định hình vuông ABCD và hai đường EF và GH là có sẵn ở ví dụ 1.( từ bước 1 đến buớc 11).

1.      A enter [ kích hoạt lệnh Arc]
2.      Dùng chuột trái chọn điểm B [điểm đầu của cung(vẽ ngược chiều kim đồng hô)]
3.      C enter [ kích họat chế độ vẽ từ tâm]
4.      Dùng chuột trái chọn điểm H [Tâm cung tròn]
5.      L enter [ kích hoạt chế độ vẽ theo chiều dài dây cung]
6.      100 enter [nhập chiều dài dây cung]
7.      Enter [ lặp lại lệnh arc]
8.      Dùng chuột trái chọn điểm C [điểm đầu của cung(vẽ ngược chiều kim đồng hồ)]
9.      C enter [ kích họat chế độ vẽ từ tâm]
10. Dùng chuột trái chọn điểm F [Tâm cung tròn]
11. L enter [ kích hoạt chế độ vẽ theo chiều dài dây cung]
12. 100 enter [nhập chiều dài dây cung]

Kết thúc bước 12 ta sẽ có kết quả thỏa yêu cầu ví dụ 4






-         Vẽ cung tròn theo điểm đầu, điểm cuối, góc ở tâm (start,end,angle)





Ví dụ 5: Vẽ cung AOB và cung BOC như hình.












Cách vẽ:  Trong bài này ta mặt định hình vuông ABCD và hai đường EF và GH là có sẵn ở ví dụ 1.( từ bước 1 đến buớc 11).


1.      A enter [ kích hoạt lệnh Arc]
2.      Dùng chuột trái chọn điểm A [điểm đầu của cung]
3.      E enter [ kích họat chế độ chọn điểm cuối]
4.      Dùng chuột trái chọn điểm B [điểm cuối cung tròn]
5.      A enter [kích hoạt chế độ chọn góc ở tâm]
6.      -180 enter[nhập góc xoay âm (xoay cùng chiều kim đồng hồ]
7.      Enter [ lặp lại lệnh arc]
8.      Dùng chuột trái chọn điểm B [điểm đầu của cung]
9.      E enter [ kích họat chế độ chọn điểm cuối]
10. Dùng chuột trái chọn điểm C [điểm cuối cung tròn]
11. A enter [kích hoạt chế độ chọn góc ở tâm]
12. -180 enter[nhập góc xoay âm (xoay cùng chiều kim đồng hồ]
Kết thúc bước 12 ta sẽ có kết quả thỏa yêu cầu ví dụ 5


-         Vẽ cung tròn theo điểm đầu, điểm cuối, hướng tiếp tuyến (start,end,direction)

Ví dụ 6: Vẽ cung AOB và cung BOC như hình.




Cách vẽ:  Trong bài này ta mặt định hình vuông ABCD và hai đường EF và GH là có sẵn ở ví dụ 1.( từ bước 1 đến buớc 11).

1.      A enter [ kích hoạt lệnh Arc]
2.      Dùng chuột trái chọn điểm A [điểm đầu của cung]
3.      E enter [ kích họat chế độ chọn điểm cuối]
4.      Dùng chuột trái chọn điểm B [điểm cuối cung tròn]
5.      D enter [kích hoạt chế độ vẽ theo hướng tiếp tuyến]
6.      Dùng chuột trái chọn E [hướng của tiếp tuyến(tiếp xúc tại điểm A )]
7.      Enter [ lặp lại lệnh arc]
8.      Dùng chuột trái chọn điểm B [điểm đầu của cung]
9.      E enter [ kích họat chế độ chọn điểm cuối]
10. Dùng chuột trái chọn điểm C [điểm cuối cung tròn]
11. D enter [kích hoạt chế độ vẽ theo hướng tiếp tuyến]
12. Dùng chuột trái chọn điêm H[hướng của tiếp tuyến (tiếp xúc tại điểm B)]
Kết thúc bước 12 ta sẽ có kết quả thỏa yêu cầu ví dụ 6


-         Vẽ cung tròn theo điểm đầu, điểm cuối, bán kính (start,end,radius)
-         Chú ý: khi vẽ cung tròn theo cách này ta vẽ theo ngược chiều kim đồng hồ.


Ví dụ 7: Vẽ cung AOB và cung BOC như hình.




Cách vẽ:  Trong bài này ta mặt định hình vuông ABCD và hai đường EF và GH là có sẵn ở ví dụ 1.( từ bước 1 đến buớc 11).

1.      A enter [ kích hoạt lệnh Arc]
2.      Dùng chuột trái chọn điểmB [điểm đầu của cung (vẽ ngược chiều kim đồng hồ)]
3.      E enter [ kích họat chế độ chọn điểm cuối]
4.      Dùng chuột trái chọn điểm A [điểm cuối cung tròn]
5.      R enter [kích hoạt chế độ vẽ theo bán kính]
6.      50 enter [nhập độ lớn của bán kính]
7.      Enter [ lặp lại lệnh arc]
8.      Dùng chuột trái chọn điểm C [điểm đầu của cung(vẽ ngược chiều kim đồng hồ]
9.      E enter [ kích họat chế độ chọn điểm cuối]
10. Dùng chuột trái chọn điểm B [điểm cuối cung tròn]
11. R enter [kích hoạt chế độ vẽ theo bán kính]
12. 50 enter [nhập độ lớn của bán kính]
Kết thúc bước 12 ta sẽ có kết quả thỏa yêu cầu ví dụ 7 

-         Vẽ cung tròn theo Tâm, điểm đầu, điểm cuối,  (center, start, end)
-         Chú ý: khi vẽ cung tròn theo cách này ta vẽ theo ngược chiều kim đồng hồ.


Ví dụ 8: Vẽ cung AOB và cung BOC như hình.




Cách vẽ:  Trong bài này ta mặt định hình vuông ABCD và hai đường EF và GH là có sẵn ở ví dụ 1.( từ bước 1 đến buớc 11).

1.      A enter [ kích hoạt lệnh Arc]
2.      C enter [ kích hoạt chế độ vẽ từ tâm]
3.      Dùng chuột trái chọn điểm H [ tâm cung tròn]
4.      Dùng chuột trái chọn điểm B [điểm đầu cung tròn]
5.      Dùng chuột trái chọn điểm A [điểm cuối cung]
6.      Enter [lặp lại lên arc]
7.      C enter [ kích hoạt chế độ vẽ từ tâm]
8.      Dùng chuột trái chọn điểm F [ tâm cung tròn]
9.      Dùng chuột trái chọn điểm C [điểm đầu cung tròn]
10. Dùng chuột trái chọn điểm B [điểm cuối cung]
Kết thúc bước 10 ta sẽ có kết quả thỏa yêu cầu ví dụ 8

-         Vẽ cung tròn theo tâm, điểm đầu, góc ở tâm (center, start, angle)

Ví dụ 9: Vẽ cung AOB và cung BOC như hình.





Cách vẽ:  Trong bài này ta mặt định hình vuông ABCD và hai đường EF và GH là có sẵn ở ví dụ 1.( từ bước 1 đến buớc 11).

1.      A enter [ kích hoạt lệnh Arc]
2.       C enter [kích hoạt chế độ vẽ từ tâm]
3.      Dùng chuột trái chọn điểm H [tâm của cung]
4.      Dùng chuột trái chọn điểm A [điểm đầu cung]
5.      A enter [kích hoạt chế độ chọn góc ở tâm]
6.      -180 enter[nhập góc xoay âm (xoay cùng chiều kim đồng hồ]
7.      Enter [ lặp lại lệnh arc]
8.      A enter [ kích hoạt lệnh Arc]
9.       C enter [kích hoạt chế độ vẽ từ tâm]
10. Dùng chuột trái chọn điểm F [tâm của cung]
11. Dùng chuột trái chọn điểm B [điểm đầu cung]
12. A enter [kích hoạt chế độ chọn góc ở tâm]
13. -180 enter[nhập góc xoay âm (xoay cùng chiều kim đồng hồ]
Kết thúc bước 13 ta sẽ có kết quả thỏa yêu cầu ví dụ 9


-         Vẽ cung tròn theo tâm, điểm đầu, chiều dài dây cung (center start,length)
-         Chú ý: khi vẽ cung tròn theo cách này ta vẽ theo ngược chiều kim đồng hồ.


Ví dụ 10: Vẽ cung AOB và cung BOC như hình.



Cách vẽ:  Trong bài này ta mặt định hình vuông ABCD và hai đường EF và GH là có sẵn ở ví dụ 1.( từ bước 1 đến buớc 11).

1.      A enter [ kích hoạt lệnh Arc]
2.      C enter [kích hoạt chế độ vẽ từ tâm]
3.      Dùng chuột trái chọn điểm H [tâm của cung]
4.      Dùng chuột trái chọn điểm B [điểm đầu của cung(vẽ ngược chiều kim đồng hô)]
5.      L enter [ kích hoạt chế độ vẽ theo chiều dài dây cung]
6.      100 enter [nhập chiều dài dây cung]
7.      Enter [ lặp lại lệnh arc]
8.      C enter [kích hoạt chế độ vẽ từ tâm]
9.      Dùng chuột trái chọn điểmF [tâm của cung]
10. Dùng chuột trái chọn điểm C [điểm đầu của cung(vẽ ngược chiều kim đồng hô)]
11. L enter [ kích hoạt chế độ vẽ theo chiều dài dây cung]
12. 100 enter [nhập chiều dài dây cung]
Kết thúc bước 12 ta sẽ có kết quả thỏa yêu cầu ví dụ 10


 + Lệnh Point (Po): được dùng cho nhiều mục đích khác nhau như: định vị đối tượng, giao điểm, vị trí đường tim... trong trường hợp này xem Point là một đối tượng của AutoCAD, thực hiện lệnh bằng cách:



Ví dụ 1: vẽ 1 điểm bất kì trên màn hình autoacd.



Cách vẽ:



1.      Po enter [kích hoạt lệnh point]

2.      Dùng chuột trái chọn một điểm bất kì trên màn hình

Sau khi kết thúc bước 2 ta sẽ có kết quả thỏa ví dụ 1 tuy nhiên điểm chúng ta vừa vẽ rất khó thấy gần như không thể thấy được vì nó chỉ là một chấm nhỏ để dễ dàng thấy được điểm vừa vẽ ta sang một lệnh mới đó là lệnh định kiểu điểm DDPTYPE



+ Lệnh ddptype: Dùng để thay đổi kích cỡ và hình dạng của point



Ví dụ 2 :  Thay đổi hình dạng của điểm vừa vẽ ở ví dụ 1



Thực hiện:


1.      Ddptype enter [ kích hoạt lệnh ddptype]
2.      Một bảng sau xuất hiện




















3.      Chọn kiểu điểm cần thiết sau đó nhấn OK
Sau khi kết thúc bước 2 ta sẽ  thỏa ví dụ 2


-         Bây giờ nhìn lại điểm mà bạn đã tạo ở ví dụ 1 có hình dạng giống kiểu điểm mà ta đã chọn ở bảng





+ lệnh divide (div):


-         Lệnh DIVIDE dùng để chia các đối tượng (line, arc, circle, pline, ...) thành các đoạn có chiều dài bằng nhau. Tại các điểm chia của đối tượng sẽ xuất hiện một điểm ( như lệnh point ở trên).



Ví du 1: Dùng lệnh divide chia đoạn AB ra thành 5 phần bằng nhau






Cách vẽ:

1.      Div enter [ kích hoạt lệnh divide]

2.      Dùng chuột trái chọn đường thẳng AB

3.      5  Enter  [ nhập số đoạn cần chia]
Kết thúc bước 3 ta sẽ thỏa ví dụ 1 như hình bên dưới



 +Lệnh Spline(spl) :


           -       Ðường Spline đi qua tất cả các điểm mà ta chọn
-         Khi sử dụng lệnh Spline, ta cần xác định các điểm mà Spline sẽ đi qua và nếu Spline mở thì ta cần phải xác định thêm đường tiếp tuyến với Spline tại điểm đầu và điểm cuối.

Ví dụ: 1 vẽ khoảng bẻ trục như hình dưới ( hình trên độc giả tự vẽ bằng lệnh line ) 


                       
 Cách vẽ:  

1.      Spl enter [kích hoạt lệnh spline]
2.      Dùng chuột trái lần lượt chọn điểm A,B,C,D như hình[ điểm B và C không cần chính xác]
3.      Enter 3 lần [thoát lệnh]
4.      Enter  [lặp lại lệnh spline]
5.      Dùng chuột trái lần lượt chọn điểm E,F,G,H như hình[ điểm F và G không cần chính xác]
6.      Enter 3 lần [thoát lệnh]
Kết thúc bước 6 ta được kết quả thỏa mãn yêu cầu ví dụ 1

























7 nhận xét:

Unknown nói...

hjx tìm mãi mới thấy ^^! tks a

tuhocautocad nói...

cam on ban da ung ho

Huân nói...

tác giả có thê coi lại phần ví dụ 2 với ví dụ 3 của phần cách vẽ elip không? hình như có chút j đó nhầm lẫn của ví dụ elip nghiêng một góc 30 độ(ví dụ 2) với ví dụ 3

tuhocautocad nói...

Bạn Huân nói đúng ở hai ví dụ này mình đã nhầm hai hình với nhau mình đã sửa lại. Cám ơn bạn đã phát hiện dùm. :)..

Nặc danh nói...

Tiếp tục bài 6 và bài 7 đi Mr. Duy ơi !! Các bài giảng của bạn rất hay và dễ hiểu. Cảm ơn bạn vì các bài viết này.

tuhocautocad nói...

Chào bạn,
Hi cám ơn lời khen của bạn,
nhưng mình đã đăng tới bài số 9 rồi mà, Bạn xem lại dùm mình hen.
rất cám ơn các nhận xét của các bạn nó giúp mình hoàn thiện hơn về bài viết.
Thân chào.

Nặc danh nói...

Hey tac gia, tac gia co the post them nhieu nhieu bai nua dc ko? bai tap rat thu vi va bo ich. Thanks.
E gai xinh dep.

KHÍ NÉN CƠ BẢN - BÀI SỐ 2